Trang chủ

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

12 cách sửa lỗi MacBook bị chậm, bị lag

 

12 cách sửa lỗi MacBook bị chậm, bị lag cực hiệu quả, nhanh chóng

Khi sử dụng MacBook chắc hẳn đã từng có lúc bạn gặp tình trạng máy bị đơ, chậm hoặc lag phải không? Đây là một vấn đề khá phổ biến nên không có gì phải lo lắng. Hãy theo dõi bài viết sau để biết được 12 cách sửa lỗi MacBook bị chậm, lag cực hiệu quả!

1. Thường xuyên tắt hoặc khởi động lại MacBook

Nhiều người dùng MacBook có thói quen gập máy lại sau khi dùng xong thay vì tắt máy. Khi đó các app trên MacBook liên tục chạy ngầm trên máy mà không tắt hẳn.

Nếu việc này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng MacBook bị chậm. Do vậy bạn nên tắt máy nếu không có nhu cầu sử dụng hoặc thường xuyên khởi động lại để các app tắt hoàn toàn.

Tham khảo bài viết sau: Cách tắt MacBook thông thường.

Người dùng phải thường xuyên tắt hẳn hoặc khởi động lại MacBook

Người dùng phải thường xuyên tắt hẳn hoặc khởi động lại MacBook


2. Tắt hoàn toàn các ứng dụng

Một số ứng dụng khi tắt thì sẽ không tắt hẳn mà nó vẫn chạy ngầm, đặc biệt là Google Chrome. Sau khi tắt ứng dụng bằng cách nhấn nút Đỏ, ta nhìn xuống thanh Dock và thấy ứng dụng đó vẫn còn dấu chấm đen thì nghĩa là ứng dụng đó chưa tắt hoàn toàn.

Để tắt hoàn toàn ta nhấn chuột phải vào biểu tượng app đó trên thanh Dock rồi chọn Quit hoặc nhấn Command + Q.

Nếu biểu tượng ứng dụng xuất hiện dấu chấm đen nghĩa là ứng dụng chưa được tắt hoàn toàn

Nếu biểu tượng ứng dụng xuất hiện dấu chấm đen nghĩa là ứng dụng chưa được tắt hoàn toàn


3. Sử dụng Safari thay vì dùng Chrome

Bởi sử dụng Google Chrome hay gây ra tình trạng ứng dụng chạy ngầm nên bạn có thể sử dụng trình duyệt khác như Safari. Bởi nó tối ưu hơn cho hệ điều hành macOS tuy vẫn còn một vài khuyết điểm và không được đầy đủ tính năng như Chrome.

Sử dụng trình duyệt Safari thay vì Google Chrome

Sử dụng trình duyệt Safari thay vì Google Chrome


4. Sử dụng Activity Monitor để tắt các ứng dụng chạy ngầm

Tương tự như Task Manager của Windows, Activity Monitor là một ứng dụng cho phép bạn quản lý việc sử dụng CPU, bộ nhớ, năng lượng, mạng của các quy trình hoạt động và ứng dụng.

Người dùng MacBook có thể sử dụng Activity Monitor để tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy đi tránh tình trạng hệ thống chạy chậm.

Xem ngay bài viết sau: Sử dụng Activity Monitor.

Bạn hãy sử dụng Activity Monitor để tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy đi

Bạn hãy sử dụng Activity Monitor để tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy đi


5. Tắt các ứng dụng khởi động cùng MacBook

Nếu người dùng không tắt tính năng này đi thì mỗi khi mở MacBook lên các ứng dụng này sẽ cùng lúc khởi động với hệ thống máy.

Như vậy máy sẽ phải cùng lúc mở máy và khởi chạy các ứng dụng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng chậm hoặc đứng máy nếu cùng lúc có quá nhiều ứng dụng cùng mở lên.

Tắt các ứng dụng khởi động cùng MacBook đi vì điều này là không cần thiết

Tắt các ứng dụng khởi động cùng MacBook đi vì điều này là không cần thiết


6. Dọn dẹp màn hình Desktop

Ứng dụng nằm trên màn hình Desktop đều sẽ tiêu tốn tài nguyên RAM để xử lý. Nếu bạn để app nằm lâu dài trên Desktop thì RAM sẽ phải chạy liên tục dẫn đến lỗi. Vậy nên ta cần xóa bớt các ứng dụng không cần thiết trên màn hình Desktop đi.

Bạn cần lưu ý là xóa như vậy sẽ không có nghĩa là xóa hẳn ứng dụng đó ra khỏi máy mà chỉ là xóa hiển thị app trên màn hình Desktop thôi, chứ app đó vẫn còn nằm trên hệ thống của máy.

Hãy giữ cho màn hình Desktop của MacBook gọn nhẹ

Hãy giữ cho màn hình Desktop của MacBook gọn nhẹ


7. Dọn dẹp ổ cứng của MacBook

Bộ nhớ đầy sẽ làm chậm bất kỳ hệ điều hành nào. Theo nguyên tắc chung, bạn phải luôn có hơn 10% tổng bộ nhớ của mình dưới dạng dung lượng trống.

Người dùng cần thường xuyên dọn dẹp ổ cứng để tránh tình trạng ổ cứng bị đầy gây chậm, lag với máy. Bạn có thể dùng ứng dụng CCleaner để dọn dẹp.

Thường xuyên dọn dẹp ổ cứng của MacBook

Thường xuyên dọn dẹp ổ cứng của MacBook


8. Tắt các hiệu ứng hình ảnh không cần thiết

Khi người dùng bật các hiệu ứng hình ảnh thì laptop sẽ phải vừa chạy hệ điều hành vừa chạy các hiệu ứng nữa nên với những máy cấu hình thấp và cũ sẽ gây nên tình trạng chậm, giật, lag.

Nếu bạn đang phải đối mặt với việc hệ thống máy chạy chậm thì bạn nên tắt bớt các hiệu ứng hình ảnh không cần thiết đi.

Hãy tắt các hiệu ứng hình ảnh không cần thiết đi vì điều này cũng gây nặng máy

Hãy tắt các hiệu ứng hình ảnh không cần thiết đi vì điều này cũng gây nặng máy


9. Không sử dụng nhiều tài khoản cùng lúc

Người dùng cũng không nên sử dụng quá nhiều tài khoản cùng một lúc. Bởi vì điều này tiêu tốn bộ nhớ RAM quý giá của máy tính rất nhiều.

Do vậy, nếu một người dùng không sử dụng tài khoản trong một thời gian dài thì tốt hơn là nên đăng xuất và để người khác đăng nhập thay vì chuyển đổi giữa các tài khoản người dùng.

Người dùng không nên sử dụng quá nhiều tài khoản trên hệ thống MacBook cùng một lúc

Người dùng không nên sử dụng quá nhiều tài khoản trên hệ thống MacBook cùng một lúc


10. Sử dụng First Aid để kiểm tra ổ cứng

Người dùng có thể sử dụng First Aid để kiểm tra ổ cứng của máy. Khi sử dụng First Aid, thao tác này sẽ chạy một loạt các hoạt động trên đĩa để khắc phục hầu hết các sự cố phổ biến nếu chúng tồn tại trên máy.

Hãy sử dụng First Aid có sẵn trên máy để kiểm tra ổ cứng

Hãy sử dụng First Aid có sẵn trên máy để kiểm tra ổ cứng


11. Khởi động lại SMC

SMC (Bộ điều khiển quản lý hệ thống) về cơ bản chịu trách nhiệm quản lý nguồn, bộ điều hợp, trình điều khiển video, bộ điều khiển quạt đĩa và một số thứ khác. Bởi vậy việc khởi động lại SMC có thể giải quyết vô số vấn đề với MacBook của bạn.

+ Reset SMC trên MacBook không có pin rời

Đảm bảo rằng laptop được cắm nguồn điện > Nhấn các phím Control + Shift + Option + Nguồn cùng một lúc > Nhả các phím này ra > Sử dụng phím Nguồn để bật lại MacBook, khi đó SMC sẽ được đặt lại.

Khởi động lại SMC cũng giúp cải thiện tình trạng MacBook bị chậm, lag

Khởi động lại SMC cũng giúp cải thiện tình trạng MacBook bị chậm, lag


+ Reset SMC trên MacBook có pin rời

Người dùng cần rút phích cắm và tháo pin > Nhấn và giữ phím Nguồn trong khoảng 5 giây > Lắp lại pin, cắm lại máy tính xách tay và bật nguồn, khi đó SMC đã được đặt lại.

12. Thường xuyên kiểm tra, cập nhật hệ điều hành

Người dùng nên kiểm tra thường xuyên xem có phiên bản mới của hệ điều hành không. Nếu có thì bạn nên cập nhật phiên bản mới. Bởi vì phiên bản mới của hệ điều hành giúp khắc phục các lỗi hiện có trên MacBook.

+ Cách 1: Vào Menu Apple > System Preferences.

Mở System Preferences trên MacBook

Mở System Preferences trên MacBook


Nhấn chọn Software Update.

Chọn mở Software Update

Chọn mở Software Update


Nếu có bản cập nhật mới thì nó sẽ hiện lên ở góc phải.

Nếu có phiên bản cập nhật mới thì sẽ hiện ở góc phải

Nếu có phiên bản cập nhật mới thì sẽ hiện ở góc phải


+ Cách 2: Vào Menu Apple > About This Mac.

Mở About This Mac trên MacBook của bạn

Mở About This Mac trên MacBook của bạn


Trong mục Overview, nhấn chọn Software Update.

Cập nhật hệ điều hành cho máy

Cập nhật hệ điều hành cho máy


Khi mua các sản phẩm MacBook tại Thế Giới Di Động, bạn sẽ được hưởng các ưu đãi sau:

- Hỗ trợ trả góp 0% (Áp dụng tùy sản phẩm): Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

- Bảo hành chính hãng laptop 1 năm.

- Hư gì đổi nấy trong 12 tháng (Miễn phí tháng đầu).

Các thông tin về chính sách bảo hành được cập nhật vào ngày viết bài (13/12/2021) và chính sách có thể thay đổi theo thời gian, để xem chi tiết chính sách bảo hành cụ thể bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

Các ưu đãi khi mua hàng tại Thế Giới Di Động

Các ưu đãi khi mua hàng tại Thế Giới Di Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.