Bếp từ dùng nồi gì? Tại sao bếp từ kén nồi hơn các bếp khác?
1Bếp từ có kén nồi không?
Đây là điều chắc chắn, bếp từ rất kén nồi chảo khi bạn sử dụng. Vì thế, bạn cần phải chọn nồi chảo được làm bằng chất liệu nhiễm từ hoặc có đáy nhiễm từ, thì mới có thể sử dụng được trên bếp từ.
Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho bếp từ không nhận được nồi, làm cản trở quá trình nấu nướng của bạn:
Thứ 1, chất liệu nồi chảo chưa phù hợp.
Chất liệu nồi, chảo cần phải được làm bằng vật liệu như men sắt, thép không gỉ, gang hoặc inox thì bếp từ mới có thể tiếp nhận và truyền nhiệt để nấu chín thực phẩm. Trái lại, nồi chảo được làm từ thủy tinh, nhôm hoặc đồng thì bạn sẽ không thể nấu được đồ ăn trên bếp từ.
>>> Top 5 model bếp từ Munchen bán chạy nhất
>>> Lý do khiến bếp từ Munchen được nhiều người tin dùng
Thứ 2, đáy nồi chảo bị cong (hoặc lõm) với đường kính nhỏ.
Đáy nồi, chảo bị cong hoặc lõm cùng với đường kính đáy nhỏ hơn 10cm, thì bếp từ cũng không thể tiếp nhận. Vì nhiệt lượng tạo ra không đủ làm cho cuộn dây của mặt bếp nóng lên (hoặc có hiệu suất thấp), thậm chí có thể gây ra việc chập mạch và cháy nổ bếp từ.
Thứ 3, đặt nồi chảo sai vị trí trên bếp.
Đây cũng là nguyên nhân rất phổ biến đối với những người chưa quen dùng bếp từ. Vì đặt sai vị trí nồi chảo trên bếp từ sẽ làm cho bếp báo lỗi và bạn không thể thực hiện được việc nấu nướng của mình.
Đối với bếp gas, bạn có thể nhận biết được vị trí đặt nồi chảo nhờ có bộ phận kiềng. Tuy nhiên, bếp từ thì chỉ có ký hiệu và phân vạch bằng những vòng tròn trên mặt bếp. Vì thế, bạn cần đặt đúng vào vị trí đó thì mới đun nấu được.
2Vì sao bếp từ kén nồi hơn các loại bếp khác?
Sở dĩ, bếp từ kén nồi hơn các loại bếp khác là do nguyên lý hoạt động vốn có của bếp từ có chút khác biệt. Cụ thể, từ trường trong cuộn dây đồng nằm ở phía dưới mặt bếp sẽ hoạt động biến thiên mạnh mẽ để sinh ra dòng điện và cần phải kết hợp với một cuộn dây thứ cấp khác thì mới có thể sinh nhiệt, giúp bạn nấu chín thức ăn dễ dàng. Trong đó, cuộn dây thứ cấp chính là bề mặt đáy của nồi chảo.
Nói một cách khác, nồi chảo cần phải được làm bằng chất liệu từ tính để kết hợp với dòng điện của cuộn dây, từ đó phát sinh ra nhiệt giúp bạn nấu chín thực phẩm.
3Bếp từ dùng nồi gì?
Như Nội Thất Phương Đông đã chia sẻ phía trên, bếp từ chỉ dùng được nồi có đáy nhiễm từ. Bạn có thể kiểm tra nồi chảo có nhiễm từ hay không bằng cách tham khảo thông tin sản phẩm khi mua trên nhãn dán, hoặc ký hiệu dưới đáy nồi – thường có ký hiệu từ trường hoặc dòng chữ Induction là được.
>>> Điểm danh những model bếp từ Munchen tính năng ưu việt
>>> Review sản phẩm bếp từ munchen m50 max
Ngoài ra, bạn có thể dùng cách thử nam châm, nếu nam châm bị dính chặt vào mặt đáy nồi chảo thì dụng cụ đó sử dụng được trên bếp từ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.